Đi cầu ra máu nhưng không đau có nguy hiểm không?

Hiện tượng đi cầu ra máu nhưng không đau khá phổ biến, gặp phải ở mọi đối tượng. Điều này sẽ khiến nhiều người bỏ qua và không thăm khám. Vậy thì đi cầu ra máu nhưng không đau có nguy hiểm không? xem ngay thông tin dưới đây để biết cụ thể tình trạng này.

TẠI SAO ĐI CẦU RA MÁU NHƯNG KHÔNG ĐAU

Đi cầu ra máu nhưng không đau có nghĩa là tình trạng người bệnh đi vệ sinh thấy có kèm theo máu tươi trong phân, trên giấy nhưng không có biểu hiện đau đớn. Lượng máu ra có thể nhiều hay ít, sắc độ đỏ tươi hoặc có khi đỏ thẫm đều là những yếu tố thể hiện rõ về mức độ bệnh lý mà mỗi người có thể gặp phải.

Qua nhiều thăm khám, các bác sĩ hậu môn – trực tràng cho biết: khi gặp phải tình trạng đi cầu ra máu nhưng không đau rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc một trong số những bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng như sau:

Đi cầu ra máu nhưng không đau do bệnh trĩ nội

Trĩ là một trong số các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng với biểu hiện đi cầu ra máu. Có hai dạng trĩ phổ biến hiện nay đó là trĩ nội và trĩ ngoại, tuy nhiên dấu hiệu đi cầu ra máu nhưng không đau chiếm phần lớn là do mắc bệnh trĩ nội. Còn đối với trĩ ngoại, bạn cũng sẽ gặp phải hiện tượng ra máu khi đi đại tiện nhưng cơn đau rát sẻ dữ dội hơn do búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn.

Những đối tượng mắc trĩ có thể là những người bị táo bón kéo dài, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, chế độ ăn uống không hợp lý (ăn ít chất xơ – rau xanh), người lười vận động,...

Ngoài đi đại tiện ra máu nhưng không đau thì bệnh nhân bị trĩ còn có những biểu hiện khác như: cảm giác đi đại tiện không hết, có chất nhầy ở đáy quần, cảm giác vướng víu khó chịu,...

Đi cầu ra máu nhưng không đau do polyp đại tràng

Đây là bệnh xảy ra do những khối u lành tính xuất hiện. Hầu như khi bị polyp trực tràng sẽ không có biểu hiện, biểu hiện duy nhất của bệnh chính là đi ngoài ra máu tươi và không gây cho bệnh nhân sự đau đớn hay bất kỳ dấu hiệu nào khác. Chính vì vậy, nên khi mắc phải, người bệnh khó có thể phát hiện ra bản thân đã mắc bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá chủ quan bởi vì nếu các khối u biến chứng rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe. Từ đó, nếu mắc bệnh cũng có thể phát hiện và chữa trị bệnh nhanh chóng.

Đi cầu ra máu nhưng không đau do viêm đại tràng

Biểu hiện đi cầu ra máu nhưng không đau cũng có thể do bệnh nhân bị mắc bệnh viêm đại tràng. Mới đầu, bệnh có thể khiến bệnh nhân đi ngoài với lượng máu tươi với lượng nhỏ dính trên phân. Vì vậy, khó nhận biết ra bệnh. Về sau, khi bệnh đã trở nên nặng hơn thì lượng máu tươi sẽ ra nhiều hơn và lúc này nó có thể khiến bệnh nhân đau đớn và bệnh tình cũng chuyển biến xấu.

Bệnh viêm đại tràng cũng thường khiến bệnh nhân bị mót đi vệ sinh, tiêu chảy nhiều lần có kèm theo chất nhầy và dính máu… Bệnh này cần nên phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Đi cầu ra máu nhưng không đau do bệnh ung thư ruột kết

Đi cầu ra máu nhưng không đau bệnh nhân cũng cần lưu ý với ung thư ruột kết. Bệnh bắt đầu bằng những khối tế bào nhỏ hoặc cũng có thể là do các polyp hình thành ở đại tràng. Sau đó, trải qua một thời gian thì một số khối polyp này sẽ dẫn đến bệnh ung thư ruột kết.

Bệnh ung thư ruột kết có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu bệnh nhân lớn tuổi mắc phải. Ngoài đi cầu ra máu thì các biểu hiện khác thường thấy như là: mệt mỏi, yếu ớt, sụt cân, khó tiêu, chướng bụng, thay đổi thói quen đại tiện,...

Đi cầu ra máu nhưng không đau do mắc bệnh Crohn

Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ gặp hiện tượng đi vệ sinh nặng có lẫn máu tươi. Cùng với đó, khi tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến sự lây lan ở các mô, từ đó gây suy nhược cơ thể và hình thành những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một vài triệu chứng khác để bệnh nhân dễ dàng nhận biết mắc bệnh này như: chán ăn, tiêu chảy, sốt, ăn không ngon miệng, đau hậu môn,...

ĐI CẦU RA MÁU NHƯNG KHÔNG ĐAU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đi cầu ra máu nhưng không đau tiềm ẩn nhiều nguyên nhân bệnh lý. Do đó mà người bệnh không nên chủ quan, đừng đợi tới khi cảm thấy đau rát hay cơ thể mệt mỏi rồi mới đi khám kiểm tra vì biết đâu lúc này tình trạng đã chuyển biến nặng.

Do đó, hãy đi khám ngay khi gặp tình trạng đi cầu ra máu, xuất huyết kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần kèm với đó là đau bụng, sưng hoặc căng cứng ở bụng, hay buồn nôn, người mệt mỏi không sức sống,...

Bệnh nhân không nên chủ quan tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị. Bởi điều này có thể khiến bệnh tình của bạn trở nên nặng nề hơn và có thể khó khắc phục.

CÁCH KHẮC PHỤC ĐI CẦU RA MÁU NHƯNG KHÔNG ĐAU

Tình trạng đi cầu ra máu nhưng không đau dễ khắc phục bằng việc bệnh nhân thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, vận động, giữ cho mình thói quen đại tiện hợp lý, tránh căng thẳng trong cuộc sống,...

Bên cạnh đó bạn cần kết hợp với bác sĩ để điều trị theo các phác đồ phù hợp như thuốc đặc trị hoặc các phương pháp ngoại khoa tiên tiến như phương pháp PPH và HCPT, laser,... để giúp mang lại kết quả tốt hơn, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Như vậy, đúc kết lại thì tình trạng đi cầu ra máu tươi nhưng không đau thực sự là vấn đề mà các bạn nên quan tâm và chú ý. Hãy nhận biết và khám sớm để cải thiện tốt bệnh lý. Phòng Khám Đa Khoa Hồng Cường là chuyên khoa hậu môn – trực tràng sẽ giúp bạn điều trị khỏi các vấn đề này chỉ với 1 liệu trình, nhanh tay Nhấp Chat để được hỗ trợ ngay.

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.