Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da phổ biến và có khả năng lây lan mạnh mẽ dễ tái diễn nhiều lần. Đặc trưng của bệnh ghẻ xốn là những nốt mẩn đỏ có hình dạng như nốt muỗi chích kèm theo ngứa ngáy nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân càng gãi càng chà xát thì ghẻ xốn sẽ lan rộng thêm. Bài viết sau đây sẽ mọi người có thêm thông tin về ghẻ xốn cũng như cách trị ghẻ xốn hiệu quả.
Bệnh ghẻ xốn do ký sinh trùng ghẻ gây ra, chúng được gọi với cái tên dân gian là cái ghẻ, tên tiếng Anh của ghẻ xốn là Sarcoptes scabiei . Ghẻ xốn có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1/4 mm, vì thế nên chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ghẻ xốn hoạt động chủ yếu về ban đêm vì thế nên gây ngứa ngáy nhiều nhất trong khoảng thời gian này.
Các chuyên gia da liễu cho rằng, ký sinh trùng gây bệnh ghẻ xốn không nguy hiểm mà chúng chỉ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu trong thời gian dài nếu không tìm cách khắc phục. Ngoài ra do loài ghẻ xốn thường sinh sản nhanh, số lượng trứng mà có thể đẻ là 2 – 3 trứng mỗi ngày, mỗi trứng nở và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành trong khoảng 4 ngày. Do đó mà việc điều trị ghẻ thường mất nhiều thời gian và bệnh dễ tái lại khi trứng ghẻ không được tiêu diệt triệt để.
Ghẻ xốn nằm trong số những bệnh lý về da liễu có khả năng lây nhiễm cao nhất. Người bình thường có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng ghẻ xốn thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ dùng cá nhân (quần áo, giường, gối, khăn tắm…) hoặc thậm chí là quan hệ tình dục với người bệnh.
Bệnh ghẻ xốn chủ yếu xuất phát từ điều kiện vệ sinh không đảm bảo, trong phạm vi gia đình và trường học sẽ có khả năng lây lan rất nhanh.
Cụ thể nguyên nhân làm lây lan bệnh ghẻ xốn thường là:
- Do nhiễm bệnh từ nguồn lây: Trong gia đình nếu có người bị ghẻ, hoặc sinh hoạt cùng môi trường với người bị ghẻ thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao. Trường hợp bạn có những tiếp xúc trực tiếp (ôm hôn) hoặc là tiếp xúc gián tiếp (qua đồ dùng cá nhân) với người bệnh thì đều bị lây ghẻ.
- Điều kiện sống vệ sinh kém: Trong điều kiện sinh sống ẩm thấp, mùa mưa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng ghẻ xốn dễ gây bệnh. Kết hợp với việc người bệnh không chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không vệ sinh không gian sống kỹ càng, từ đó sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để ghẻ ký sinh và phát triển.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Mặc dù không phổ biến nhưng việc quan hệ hệ tình dục cũng là một trong những nguyên nhân gây ghẻ xốn. Thông qua các tiếp xúc gần gũi mà ghẻ cái hoặc trứng ghẻ cũng có thể lây lan từ người bệnh sang đối phương.
Khi bị ghẻ xốn bạn sẽ thấy trên da bị nổi các mụn nước lớn hơn vết muỗi đốt và gây ngứa dữ dội ban ngày lẫn đêm. Tuy nhiên ngứa thường diễn ra nhiều hơn vào ban đêm hoặc khi thời tiết nóng bức, đổ mồ hôi.
+ Bạn có thể ngứa tại một vị trí nhất định tạo thành vệt đỏ nổi bật trên làn da trong giai đoạn đầu của bệnh ghẻ xốn.
+ Tại chỗ bị ngứa sẽ mọc lên nhiều mụn nước kích thước nhỏ, phổ biến nhất là ở tay, chân, bụng, đùi,… ở trẻ em thì cái ghẻ thường ký sinh ở lòng bàn tay chân và sau mông.
+ Ở giai đoạn tiếp theo, trên da sẽ bắt đầu hình thành những nốt chốc, lở loét và chảy máu nhẹ, tại trung tâm có thể mọc những nốt mụn mủ hoặc mụn nhọt.
+ Nếu bệnh nhân càng cào gãi thì vùng da bị ghẻ càng chai cứng, cộm và màu sắc da sẫm hơn.
+ Ở giai đoạn cuối, thì việc cào gãi mạnh trên da sẽ để lại tổn thương, tiết dịch vàng và để lại sẹo, triệu chứng có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh và dễ tái phát.
Ghẻ xốn mặc dù chỉ gây ra những tổn thương ngoài da, tuy nhiên cũng tương tự những bệnh da liễu khác thì bệnh nhân cũng có thể đối mặt với các biến chứng nếu như không can thiệp điều trị sớm.
Nếu như bệnh nhân để tình trạng kéo dài thì sẽ ngứa nặng hơn và việc cào gãi sẽ diễn ra thường xuyên, vùng da bị ghẻ sẽ bị khô, để lại sẹo và nứt nẻ, lở loét trông mất thẩm mỹ.
Chưa kể khi vùng da bị lở loét rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn khác, xuất hiện mụn mủ hoặc biến chứng thành bệnh chàm eczema. Từ đó có nguy cơ gây ra viêm cầu thận cấp đe dọa sức khỏe rất nguy hiểm.
Do nhiều người dễ nhầm lẫn ghẻ xốn với một số bệnh ngoài da thông thường nên không ít người đã tự mua thuốc dị ứng về uống hoặc bôi. Điều này không khiến bệnh không khỏi mà còn nặng hơn. Do đó mọi người cần lưu ý về vấn đề này, hãy khám kiểm tra với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán đúng hơn.
Bệnh ghẻ xốn sẽ được chẩn đoán thông qua những tổn thương thực thể, triệu chứng lâm sàng và tiền sử mắc bệnh. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, sinh thiết da, xét nghiệm dịch tiết để xác định chính xác bệnh lý.
Thường thì ghẻ xốn sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị. Các loại thuốc trị ghẻ xốn bao gồm thuốc bôi, thuốc bột hoặc nặng hơn thì sẽ được dùng thuốc uống. Cụ thể:
+ Thuốc Pyréthrinoide (Sprégal): Đây là thuốc trị ghẻ xốn có dạng xịt toàn thân. Người bệnh dùng thuốc xịt sau khi đã vệ sinh cơ thể sạch sẽ và lau khô ráo nước, đặt chai xịt cách mặt da khoảng cách tối thiểu 20cm. Mỗi ngày nên xịt thuốc 2 lần, mỗi lần xịt cách nhau 12 giờ. Sau đó xịt lại thuốc từ 2-3 lần.
+ Thuốc Lindane: Cũng giống như Pyréthrinoide, đây cũng là dạng thuốc xịt. Bạn nên xịt thuốc sau khi tắm rửa sạch sẽ rồi mới mặc quần áo vào/ Mỗi ngày xịt 2 – 3 lần, thực hiện liên tục như thế trong vòng 1 – 2 tuần. Nhóm thuốc này có độc tính nên trẻ em và phụ nữ có thai không nên dùng.
+ Thuốc D.E.P: Thuốc này được điều chế dưới dạng kem bôi, thành phần kháng khuẩn cao giúp tiêu diệt ghẻ xốn cũng như các loại ký sinh gây ngứa ngáy khác hiệu quả nhanh. Người bệnh lấy một lượng vừa đủ bôi lên vùng da bị bệnh, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần và dùng liên tục trong 7 ngày. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
+ Thuốc Benzoate de benzyl: Đây là dạng thuốc dùng để bôi lên vùng da bị ghẻ sau khi tắm, nên nhớ là không được dùng thuốc bôi lên vùng mặt, niêm mạc và vết thương hở. Mỗi ngày bôi 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 8 tiếng, làm sạch da trước khi bôi.
+ Thuốc ivermectin: Đây là loại thuốc uống dùng điều trị ghẻ xốn toàn thân trong trường hợp bạn có triệu chứng ghẻ ngứa nghiêm trọng và lây lan trong khu vực rộng. Thuốc có thể gây tác dụng phụ, nên khi muốn sử dụng ivermectin bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán chính xác mới cho phép sử dụng.
+ Chuối xanh: Tác dụng của chuối xanh chữa ghẻ xốn nằm ở phần nhựa chuối, chất dịch này có tính chống viêm mạnh mẽ, giảm sưng tấy, giúp nốt ghẻ co lại và hồi phục nhanh hơn. Bệnh nhân chỉ cần dùng một lát chuối xanh để chà xát lên vùng da bị ghẻ, mỗi ngày thực hiện 3 lần, sau 20 – 30 phút thì rửa lại với nước sạch.
+ Lá mướp: Trong lá mướp có tính sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, chống sưng. Mọi người thực hiện bằng cách dùng 2 – 3 lá mướp tươi, rửa sạch và ngâm nước muối. tiếp đến là giã nhuyễn và đắp lên vùng da cố định bằng gạc trong khoảng 30 phút thì bạn rửa sạch lại với nước. Bạn có thể thực hiện 2 lần/ngày và kiên trì trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
+ Lá trầu không: Trong đông y ghi nhận lá trầu không là một vị thuốc quý, có tính ẩm, vị cay nồng, thường được dùng để tiêu viêm, kháng khuẩn. Vì thế việc chữa ghẻ xốn bằng cách này cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời.
Bệnh nhân thực hiện bằng cách xay 3 – 4 lá trầu không (lưu ý chỉ xay vừa để tinh dầu trong lá trầu không tiết ra hết). Sau đó cho hỗn hợp vào nước sôi đun trong 20 phút, dùng nước này để rửa vết thương kết hợp chà xát lá bả.
Thực hiện kết hợp 15 – 20 phút, bạn không cần rửa lại với nước sạch chỉ dùng khăn lau lại là được.
Phòng tránh ghẻ xốn là điều kiện quan trọng để giúp bệnh không tái phát. Bạn nên tuân thủ các cách phòng ghẻ xốn như sau:
+ Nên điều trị ghẻ cùng lúc cho cả gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
+ Chỉ sử dụng riêng đồ dùng cá nhân của mình. tuyệt đối không ngủ chung giường với người bệnh.
+ Vệ sinh đồ dùng cá nhân hàng ngày,.. sau đó nên hong khô dưới nắng to để tiêu diệt hết ghẻ cái và trứng ghẻ.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời vệ sinh không gian sống của mình như nhà ở, phòng ngủ, phòng tắm,...để tránh ẩm ướt ký sinh trùng dễ gây bệnh.
+ Nếu có những biểu hiện nghi ngờ ghẻ xốn, người bệnh cần phải thăm khám chẩn đoán chính xác từ bác sĩ để điều trị nhanh chóng.
Tại TPHCM bạn có thể đến các địa chỉ chuyên khoa da liễu uy tín để điều trị ghẻ xốn. Để tránh tình trạng chờ đợi lâu lâu thì bạn có thể tham khảo Phòng Khám Đa Khoa Hồng Cường. Đây là địa chỉ chuyên về da liễu, điều trị thành công cho các bệnh ngứa ngáy da, ngứa nổi mụn cơ quan sinh dục hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, xét nghiệm bệnh xã hội da liễu,...
Phòng khám với quy trình nhanh chóng, hỗ trợ bệnh nhân lấy hẹn sớm không cần phải xếp hàng chờ đợi mệt mỏi, toàn bộ thủ tục được nhân viên sắp xếp khoa học, tiện lợi. Bệnh nhân có nhu cầu chỉ việc nhấp vào Bảng Chat bên dưới để được tư vấn thêm thông tin về ghẻ xốn (thông tin cá nhân bảo mật an toàn).