Pharcoter là thuốc gì, có công dụng ra sao?

Thuốc Pharcoter thường được chỉ định để điều trị các loại bệnh ho khác nhau từ ho khan, ho có đờm đến các trường hợp viêm nhiễm dẫn đến ho nặng kéo dài nhưng không khỏi. Vậy thuốc Pharcoter có công dụng cụ thể ra sao, được chỉ định và chống chỉ định trong các trường hợp nào? Bài viết sau sẽ cập nhật những thông tin chi tiết về thuốc Pharcoter trị ho mà bạn có thể tham khảo.

PHARCOTER LÀ THUỐC GÌ?

Pharcoter là một loại thuốc biệt dược có tác dụng điều trị hiệu quả những triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn, ho, tình trạng đờm đặc quánh,... Thuốc Pharcoter thường được bào chế dưới dạng viên nén chứa trong lọ 100 viên.

Thành phần chính của thuốc Pharcoter bao gồm 100mg Terpin Hydrat, 10mg Codein cùng với một số tá dược khác vừa đủ 1 viên. Pharcoter là loại thuốc cần kê đơn, do đó bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chứ không được tự ý sử dụng.

Thuốc Pharcoter được dùng để trị bệnh ho

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH CỦA THUỐC PHARCOTER

Nhờ có chứa hai thành phần chính là Terpin Hydrat và Codein nên thuốc Pharcoter có tác dụng hiệu quả trong việc trị các loại bệnh ho. Cụ thể, một số tác dụng của hai hoạt chất có trong Pharcoter này bao gồm:

100mg Terpin Hydrat

Đây là hoạt chất sở hữu cấu trúc có tính khử nên sẽ có tác dụng bẻ gãy các cầu nối liên kết giữa các phân tử. Đồng thời, Terpin Hydrat còn có khả năng cắt đứt các liên kết bản chất Glycoprotein có trong đờm. Từ đó, thành phần này sẽ có tác dụng kích thích các tuyến bài tiết tăng tiết dịch trong niêm mạc của đường hô hấp.

Nhờ những khả năng trên, Terpin Hydrat sẽ khiến cho dịch tiết khí phế quản lỏng hơn, giúp tống đờm ra ngoài một cách dễ dàng. Đây là cách vô cùng hiệu quả giúp người bệnh có thể làm dịu và giảm cơn ho, đồng thời giúp đường hô hấp được thông thoáng, dễ chịu.

10mg Codein

Codein là một dẫn chất của Morphin, đây là chất thuộc nhóm thuốc giảm đau gây ngủ có tên là Opioid. Chính vì vậy, hoạt chất Codein có trong thuốc Pharcoter sẽ có một số tính chất tương tự như Morphin.

Trong cơ thể, hoạt chất Codein còn được chuyển hóa một phần thành Morphin. Do đó, loại chất này sẽ có khả năng làm giảm cơn đau kém hơn so với Morphin. Một số bệnh nhân cao tuổi dùng thuốc có Codein có thể gây ra tình trạng an thần, gây buồn ngủ nhiều và nếu uống lâu dài có thể gây ra tình trạng bị lệ thuộc vào thuốc.

Bên cạnh đó, Codein còn có tác dụng làm ức chế các chức năng hô hấp và tuần hoàn trong cơ thể. Cũng tương tự như các dẫn chất khác của Morphin, hoạt chất Codein có khả năng làm giảm nhu động đường ruộng, từ đó khiến người dùng bị táo bón và tăng áp lực lên đường mật.

 Tóm lại, thuốc Pharcoter sẽ có tác dụng tổng hợp từ sự kết hợp với hàm lượng vừa đủ của hai hoạt chất như trên. Cụ thể với hai cơ chế tác dụng khác nhau của Terpin Hydrat và Codein, thuốc Pharcoter sẽ có tác dụng làm giảm họ hiệu quả, giảm đờm, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

CÁC TRƯỜNG HỢP CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH DÙNG PHARCOTER

Pharcoter là loại thuốc cần sự đồng ý và chỉ định theo đúng liều lượng của bác sĩ điều trị thì mới dùng được. Do đó, loại thuốc này sẽ có chỉ định và chống chỉ định cụ thể đối với nhiều đối tượng khác nhau.

Trường hợp chỉ định dùng Pharcoter

Thuốc Pharcoter được chỉ định dùng trong một số trường hợp như sau

Thuốc Pharcoter được chỉ định để trị các bệnh ho có đờm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi nhờ vào tác dụng tiêm đờm và giảm khó chịu hiệu quả đối với các vệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

► Điều trị các bệnh như viêm phế quản cấp hoặc mãn tính,...

Bệnh nhân bị suy hô hấp không nên dùng Pharcoter

Trường hợp chống chỉ định dùng Pharcoter

Các trường hợp sau đây sẽ không được dùng thuốc Pharcoter để điều trị bệnh:

♦ Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc Pharcoter, kể cả hai thành phần chính lẫn các loại tá dược.

♦ Bệnh nhân đang mắc bệnh suy hô hấp và hen suyễn.

♦ Trẻ em dưới 30 tháng tuổi hoặc đã từng có tiền sử bị động kinh, có giật thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc Pharcoter.

♦ Bệnh nhân có gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 với tốc độ nhanh sẽ không được dùng thuốc Pharcoter.

TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG MONG MUỐN KHI DÙNG PHARCOTER

Khi uống thuốc Pharcoter để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Tác dụng lên hệ thần kinh: Gây ra tình trạng ức chế thần kinh, an thần, khiến người bệnh choáng váng và mệt mỏi.

♦ Tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa: Táo bón, giảm nhu động ruột, ăn uống khó tiêu, đầy bụng và cảm giác chán ăn.

♦ Tác dụng lên hô hấp: Nhịp thở giảm, ức chế hô hấp.

♦ Một số phản ứng dị ứng với các biểu hiện phổ biến là phát ban, ngứa da, nổi mẩn đỏ.

♦ Tác dụng lên tim mạch: Sức co bóp cơ tim và nhịp tim bị giảm, huyết áp hạ.

♦ Dùng Pharcoter kéo dài có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc và có thể mắc hội chứng cai thuốc khi dừng quá đột ngột.

HƯỚNG DẪN LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG THUỐC PHARCOTER

Liều lượng khi dùng thuốc Pharcoter:

- Đối với người lớn: Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 viên Pharcoter.

- Đối với trẻ em trên 5 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần dùng từ 1 đến 2 viên Pharcoter.

Lưu ý: Liều lượng dùng thuốc Pharcoter có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh.

Cách dùng thuốc trị ho Pharcoter:

Thuốc Pharcoter có dạng viên nén nên bệnh nhân sẽ dùng theo đường uống cùng với nước sau bữa ăn.

Cần dùng thuốc Pharcoter theo đúng chỉ định của bác sĩ

LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC PHARCOTER

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng và những vấn đề cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Pharcoter:

 Pharcoter là thuốc được kê theo đơn, do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ chỉ định.

 Khi dùng thuốc Pharcoter, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ tuyệt đối vào liều lượng được bác sĩ kê đơn.

 Đối với bệnh nhân lớn tuổi: Cần thận trọng khi dùng thuốc Pharcoter, điều chỉnh liều dùng thích hợp.

 Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú có dùng thuốc Pharcoter: Loại thuốc này sẽ có khả năng đi qua nhau thai và vào tế bào biểu mô tuyến vú. Do đó, thuốc Pharcoter sẽ có khả năng vào trong sữa mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bắt buộc, các bác sĩ chỉ định vẫn phải cân nhắc giữa lợi ích của người mẹ và nguy cơ cho thai nhi khi dùng thuốc Pharcoter.

 Đối với những người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Pharcoter có khả năng gây ra những triệu chứng liên quan đến thần kinh như hoa mắt, chóng mặt và nhức đầu tạm thời. Do đó, nếu phải làm những việc cần tập trung cao như lái xe hay vận hành máy móc thì không được dùng thuốc Pharcoter trước đó.

Bài viết trên là những thông tin vô cùng quan trọng về loại thuốc kê đơn điều trị ho Pharcoter. Hy vọng qua đó, các bạn có thể dùng thuốc Pharcoter đúng cách và an toàn để trị dứt điểm bệnh tình.

Để biết cách điều trị các loại bệnh ho nói riêng hay bệnh về tai - mũi - họng nói chung, các bạn nên đến cơ sở y tế, phòng khám uy tín để thăm khám và được kê đơn thuốc hợp lý. Hiện nay, phòng khám đa khoa Hồng Cường đang có dịch vụ khám bệnh tai - mũi - họng với các bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao mà bạn có thể tin tưởng.

Để biết thêm thông tin về dịch vụ khám tai - mũi - họng hoặc đặt lịch thăm khám sớm nhất, hãy liên hệ ngay Hotline (028) 7307 0666 hoặc KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn tận tình nhất!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.