Con cái ghẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết con cái ghẻ và bệnh ghẻ trên da

Chẳn hẳn nhiều người cũng không quá xa lạ khi nghe tới bệnh ghẻ trên da. Đây là bệnh có nguyên nhân xuất phát từ con cái ghẻ - một loại ký sinh trùng rất nhỏ mà mắt thường không thể quan sát thấy. Con cái ghẻ sống ký sinh trên da người và có khả năng sinh sôi, phát triển vô cùng nhanh. Để tìm hiểu rõ hơn các thông tin về con cái ghẻ hãy cùng các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hồng Cường tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

CON CÁI GHẺ LÀ GÌ?

Cái ghẻ hay còn được gọi là con ghẻ cái, là loài ký sinh trùng sống tại lớp thượng bì trên da người. Loại ký sinh trùng này nếu muốn quan sát phải sử dụng kính hiển vi vì nó quá nhỏ, mắt thường không thể nào nhìn thấy. Con cái ghẻ phát triển và sinh sôi với tốc độ rất nhanh trên da dẫn đến tình trạng bị bệnh ghẻ trên da người. Tên khoa học của cái ghẻ là sarcoptes scabiei (họ sarcoptidae).

Con cái ghẻ là ký sinh trùng sống trong lớp thượng bì của da người

Vòng đời của con ghẻ cái sẽ dài hơn con ghẻ đực bởi vì con ghẻ đực sẽ chết sau khi giao phối. Còn con ghẻ cái tiếp tục đào hang cũng như đẻ trứng trên lớp thượng bì của da người. Từ đó chúng làm tổn thương lên da gây nên bệnh ghẻ mà nhiều người từng nghe qua. Bệnh ghẻ rất dễ dàng lây lan từ da người bệnh sang da người khỏe mạnh thông qua việc tiếp xúc gần hoặc có thể là dùng chung đồ dùng cá nhân.

Cái ghẻ thường gây ra bệnh ghẻ cho người khi môi trường sống tại đó ẩm thấp, nước sinh hoạt khan hiếm, dân cư đông đúc mà môi trường thì ô nhiễm. Ngoài gây ra bệnh ghẻ trên người thì cái ghẻ có thể gây ra bệnh cho động vật linh trưởng hoặc vật nuôi trong nhà như chó, mèo,…

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỂ CỦA CON CÁI GHẺ

Quan sát cái ghẻ cái trên kính hiển vi sẽ thấy ở giai đoạn trưởng thành cái ghẻ sẽ có hình dạng bầu dục, phần bụng phẳng, hơi gồ lên mặt lựng và không có mắt. Một con cái ghẻ thông thường sẽ có kích thước là từ 330 micromet đến 450 micromet và to hơn con ghẻ đực.

Con ghẻ cái có 8 chân trong đó thì 2 chân trước có ống giác và 2 chân sau có lông tơ. Trên đầu của con cái ghẻ sẽ có vòi để giúp chúng hút thức ăn. Trên thân của ghẻ cái có các lằn song song nhau, có nhiều lông và chúng sẽ thở qua da do chúng không có lỗ thở. Tuy nhiên thì loại ký sinh trùng này vẫn có miệng, bên trong miệng sẽ có 1 kiềm có răng, môi dưới, hạ khẩu cùng hai xúc biện hàm dính liền.

Chúng để trứng trên lớp thượng bì da và trứng của chúng có cấu tạo vỏ rất mỏng, trong suốt. Trứng cũng có hình dạng bầu dục, kích thước siêu nhỏ. Tuy ghẻ cái đẻ ra rất nhiều trứng nhưng không tới 10% trứng nở sẽ trở thành ghẻ cái khi trưởng thành.

HOẠT ĐỘNG GÂY BỆNH CỦA CON CÁI GHẺ

Như đã chia sẻ con cái ghẻ thường sống ký sinh trong lớp thượng bì của da. Chúng thường ký sinh và gây hại trên những vùng da mỏng, dễ nhạy cảm như kẽ ngón tay, nếp gấp cổ tay, lưng, mông, lòng bàn chân hoặc xung quanh vú,… Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thì bệnh ghẻ cái có thể xuất hiện xung quanh vùng kín. Nếu ghẻ cái gây ra bệnh mà không sớm điều trị thì sẽ lây lan nhanh chóng ra nhiều bộ phận thậm chí là toàn bộ da trên cơ thể.

Hoạt động đào hang để đẻ trứng của cái ghẻ thường diễn ra vào ban đêm. Chúng khi thực hiện hoạt động này sẽ song song tiết ra độc tố làm cho các dây thần kinh cảm giác trên da bị kích thích. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu suốt thời gian dài, đặc biệt là khi về đêm gây ra tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Cái ghẻ tấn công gây ra mụn nước, mụn mủ trên da đặc biệt là vùng da non

Khi cơ thể người nhận định ghẻ cái là dị nguyên thì sẽ hình thành ra phản ứng dị ứng trên da. Histamin sẽ giải phóng và tấn công vào da nhằm kích thích tế bào (mass), nó sẽ kết hợp với các chất trung gian từ đó tạo ra phản ứng viêm. Lúc này trên da người sẽ nổi lên nhiều mẩn đỏ và rất ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người đặc biệt là trẻ em vì ngứa không chịu được sẽ lấy tay cào gãi, dẫn đến vùng da đã tổn thương càng tổn thương thêm, gây ra hiện tượng bội nhiễm vô cùng nguy hiểm.

Trong thời gian ngắn nếu như tình trạng này vẫn tiếp tục mà không được điều trị sẽ khiến da bị chốc lở. Hiện tượng tiến triển nặng này có thể thông qua lớp da sần sủi, mụn mủ, mụn nước để nhận biết. Dù hiện tượng chốc lở không phổ biến nhưng cũng không nên chủ quan, vì nó có thể gây ra nhiễm trùng da, áp xe nghiêm trọng.

Cái ghẻ có thể lây lan từ người này qua người khác nếu như tiếp xúc quá gần, hoặc sử dụng đồ cá nhân chung cũng là nguy cơ lây lan cái ghẻ. Một con đường lây nhiễm khác của cái ghẻ đó là quan hệ tình dục. Bệnh ghẻ có thể trở thành dịch nếu không phòng tránh và có biện pháp điều trị. Các chuyên gia tại Phòng khám Hồng Cường khuyên bạn nếu nghi nhờ mắc bệnh ghẻ thì nên thông báo với người xung quanh đồng thời thăm khám để nhận biết chính xác và có phương hướng điều trị.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH GHẺ DO KÝ SINH TRÙNG CÁI GHẺ

Bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy và dễ dẫn đến việc cào, gãi làm các vết thương nặng hơn

Theo các chuyên gian thì từ 10 – 15 ngày khi cái ghẻ xâm nhập vào da, người bị bệnh ghẻ sẽ có các biểu hiện như:

 Xuất hiện những mụn nước như hạt tấm, trong suốt và nằm rải rác trên da. Bệnh này sẽ không xuất hiện thành chùm vì vậy bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh ghẻ với các loại bệnh khác như zona thần kinh. Những nốt mụn này đã phần sẽ xuất hiện trên vùng da non, mỏng trước.

 Cái ghẻ sẽ tạo ra nhiều rãnh ghẻ có đường cong ngoằn ngoèo dài từ 2 – 3 cm. Rãnh có màu xám trắng, khôi khi làm trắng đục, nổi cộm trên bề mặt da. Thông thường trên rãnh sẽ xuất hiện mụn nước từ 1 – 2 mm, những chỗ này là nơi sarcoptes scabiei trú ngụ.

 Người bệnh sẽ thường ngứa ngáy dữ dội đặc biệt về đêm. Những trường hợp bị bội nhiễm bệnh nhân có thể mắc phải tình trạng sốt cao.

 Trường hợp người bệnh vì ngứa ngáy đã cào gãi khiến cho vùng da đã tổn thương xuất hiện thêm các vết thương. Đến khi chúng lành lại sẽ gây ra sẹo, mất thẩm mỹ trên da.

 Những chỗ thường bị ghẻ là vùng da mỏng, non như mu bàn tay, nách, rốn hay kẻ ngón tay,… Nam giới có thể xuất phát bệnh ghẻ tại vị trí bao quy đầu hoặc thân dương vật. Còn ở nữ giới thì xung quanh vùng vú có thể xuất hiện con ghẻ cái.

Các chuyên gia tại Khoa Da liễu – Phòng khám đa khoa Hồng Cường khuyến cáo: bệnh nhân nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào về da như nổi mụn, ngứa ngáy, sưng đỏ,… thì nên thăm khám để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh. Hạn chế những trường hợp diễn biến nặng thậm chí là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt với những căn bệnh về da như bệnh ghẻ thì các các bậc phụ huynh cần chú ý trẻ nhỏ nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin về cái ghẻ - nguyên nhân gây là bệnh ghẻ trên da người. Nếu bạn cần thăm khám điều trị những bệnh về da như bệnh ghẻ thì có thể ghé đến Phòng khám đa khoa Hồng Cường tại địa chỉ 83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM, sẽ đươc các bác sĩ chuyên khoa Da liễu điều trị. Hoặc có thể liên hệ đến số Hotline (028) 7307 0666 hoặc nhấn vào Bảng Chat bên dưới để được tư vấn cụ thể hơn.

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.