Bostacet là thuốc gì? dùng như thế nào hiệu quả?

Được biết đến là một trong những loại thuốc giảm đau hiệu quả, Bostacet được dùng khá phổ biến trong nhiều đơn thuốc. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, Bostacet cũng có các thành phần khác nhau, nên cần phải dùng đúng đối tượng, tránh gây nên tác dụng phụ nguy hại. Nếu đang tìm hiểu thông tin liên quan đến Bostacet là thuốc gì? dùng như thế nào hiệu quả? bạn chỉ cần xem ngay các chia sẻ bên dưới.

THÔNG TIN CHÍNH VỀ THUỐC BOSTACET

♦ Loại thuốc: thuốc giảm đau

♦ Dạng bào chế: viên bao

♦ Quy cách đóng gói: hộp 2 vỉ x 10 viên

♦ Xuất xứ: Việt Nam

♦ Nhà sản xuất: Boston

♦ Độ tuổi: trên 12 tuổi

*Lưu ý: thuốc chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin được cung cấp bên dưới chỉ mang tính chất tham khảo.

Công dụng của thuốc Bostacet

+ Thuốc Bostacet thường được chỉ định sử dụng để điều trị cho các cơn đau ở mức độ từ trung bình cho đến nặng.

+ Thành phần có trong thuốc Bostacet được nghiên cứu thông qua hết hợp 2 hoạt chất giảm đau là paracetamo và tramadol. Nhờ đó, sẽ có tác dụng với những cơn đau nhưng không nên tùy ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn.

Liều dùng phù hợp của thuốc Bostacet

+ Thuốc Bostacet được sản xuất dưới dạng viên nén, dùng bằng đường uống, thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn

+ Với đối tượng trên 16 tuổi, có thể dùng từ 1 đến 2 viên (lưu ý: không nên dùng quá 8 viên mỗi ngày)

+ Đối với trẻ dưới 16 tuổi, vẫn chưa nghiên cứu về độ an toàn cũng như hiệu quả của thuốc Bostacet

+ Với người gia trên 65 tuổi thì không có sự khác biệt nào về độ an toàn cũng như tính chất dược động học so với người dùng ít tuổi hơn.

Tác dụng phụ của thuốc Bostacet

Theo nghiên cứu lâm sàng cho thấy, các tác dụng phụ được phát hiện ở người bệnh khi dùng thuốc Bostacet có tần suất khác nhau. Một số những tác dụng phụ của thuốc Bostacet thường gặp phải kể đến như:

+ Nôn, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, đầy hơi khó tiêu, đau bụng, chướng bụng

+ Đau đầu, ngủ gà ngủ gật, chóng mặt, run rẩy

+ Nổi mẩn ngứa, tiết mồ hôi

+ Suy giảm trí nhớ

+ Tâm trạng tiêu cực hay lo âu

+ Rối loạn giấc ngủ

Chống chỉ định của thuốc bostacet

+ Không dùng thuốc bostacet với những đối tượng quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

+ Những đối tượng bị ngộ độc cấp tính do thuốc ngủ, rượu, các chất ma túy, thuốc giảm đau,.. cũng không nên dùng

+ Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên dùng thuốc bostacet

+ Những đối tượng người bệnh đang dùng thuốc ức chế MAO hoặc mới dùng, đối tượng suy gan, suy hô hấp nặng, đối tượng phụ nữ đang cho con bú, người động kinh cũng không nên dùng thuốc bostacet.

MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC KHI DÙNG THUỐC BOSTACET

Lưu ý trong quá trình dùng thuốc bostacet

+ Nếu ngưng thuốc đột ngột thì có thể gây ra hội chứng cai thuốc. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, hốt hoảng, ỉa chảy, run, dựng lông,…

+ Vì thế, không nên dùng thuốc thường xuyên, dài ngay cũng như đừng quá lạm dụng. Khi muốn ngưng thuốc hãy chọn giảm liều từ từ.

+ Thuốc bostacet cũng có nguy cơ gây suy hô hấp với những người có nguy cơ suy hô hấp, thận trọng khi dùng cùng với rượu, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ cùng với thuốc an thần.

+ Khi dùng cho bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hoặc bị chấn thương đầu, đối tượng bị nghiện thuốc phiện thì cần phải đặc biệt lưu ý và có sự giám sát chặt chẽ.

+ Đối tượng tiền sử sốc phản vệ cùng codein và những opioid khác khi dùng tramadol dễ dẫn đến sốc gây phản vệ.

+ Bên cạnh đó, cũng cần cẩn trọng nếu dùng tramadol bởi thuốc sẽ gây nghiện kiểu morphin, người tìm kiếm thuốc, người bệnh thèm thuốc hoặc tăng liều do lờn thuốc. Tránh trường hợp dùng thuốc kéo dài và đặc biệt là đối tượng bị tiền sử nghiện opioid.

Tương tác của bostacet với các loại thuốc khác

+ Khi dùng bostacet với các loại thuốc ức chế MAO hoặc thuốc ức chế hấp thu serotonin có thể gây tăng nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ như co giật hoặc chứng serotonin

+ Dùng bostacet với carbamazebin dễ dẫn đến tăng chuyển hóa tramadol hoặc gây giảm tác dụng giảm đau tramadol

+ Nếu dùng bostacet với quinidun thì thuốc bị chuyển hóa thành M1, nếu dùng chung với tramadol thì sẽ làm tăng hàm lượng tramadol lên

Giá bán bostacet bao nhiêu tiền?

Khi mua thuốc bostacet hẳn người bệnh sẽ quan tâm đến giá thành. Theo khảo sát chung của các quầy thuốc GPP, thuốc bostacet thường có mức giá khoảng 42.000 đồng/ hộp 2 vỉ 10 viên. Bạn nên tìm hiểu nơi bán để có được thuốc chất lượng và giá ổn định nhất. Và giá thuốc cũng có sự thay đổi tùy vào thời điểm khác nhau, cũng như địa chỉ bán.

Những thông tin liên quan đến thuốc bostacet vừa được Phòng khám Đa khoa Hồng Cường chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên thăm khám và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ nguy hại đồng thời đem lại hiệu quả cao nhất. Để được tư vấn thêm, bạn hãy nhấp vào >khung chat< bên dưới để bác sĩ hỗ trợ ngay!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.