Sai trật khớp vai ở người trẻ tuổi: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Không chỉ gây nên những cơn đau dai dẳng, sai trật khớp vai ở người trẻ tuổi còn gây cản trở trong công việc và sinh hoạt. Tình trạng này kéo dài còn gây tổn thương đến các bộ phận lân cận. Vì thế, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị sai trật khớp vai ở người trẻ tuổi là điều hoàn toàn cần thiết với mọi đối tượng.

SAI TRẬT KHỚP VAI Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Sai trật khớp vai là gì?

Sai trật khớp vai được hiểu là tình trạng dây chẳng bị giãn đột ngột, khiến cho hai mặt khớp của chỏm xương cách tay trật khỏi ô khớp. Nếu như bị trât nhiều lần, dây chằng sẽ bị giãn hoặc bị đứt, dẫn đến hệ thống cố định các khớp không vững. Lúc này, các sụn viền và dây chằng bao quanh khớp sẽ bị tổn thương. Thông thường, sai trật khớp vai có thể là trật ra trước, sau, khi xuống dưới, trật hoàn toàn hoặc một phần.

Nguyên nhân gây sai trật khớp vai

Tình trạng sai trật khớp vai thường xảy ra do các nguyên nhân phổ biến như sau:

♦ Chấn thương do chơi thể thao: khi bạn thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông,… nếu chẳng may tế ngã, sẽ dễ bị chấn thương, trật khớp vai với các mức độ khác nhau.

♦ Va chạm đột ngột: nếu chẳng may bị vật nặng rơi trúng phần vai, gây nên va đạp mạnh, cũng có có thể khiến cho khớp vai bị trật.

♦ Té ngã: nhiều trường hợp tế ngã, bạn thường có xu hướng chống tay, đạp vai, khiến ảnh hưởng lớn đến bộ phận này.

♦ Mang vác đồ nặng: việc khuân vác đồ nặng bằng vai cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bị trật khớp.

Dấu hiệu nhận biết sai trật khớp vai

Khi bị sai trật khớp vai, bạn có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu cơ bản như sau:

♦ Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau phần vai, biên độ vận động của khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được

♦ Cơn đau dữ dội khi cố gắng cử động khớp vai sau chấn thương

♦ Sờ vào phần vai thấy có ổ khớp rỗng, do chỏm xương cánh tay đã bị bật ra ngoài

♦ Cánh tay dạng 3- -40 độ xoay ra ngoài

♦ Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt, cơn đau trở nên dày và dữ dội hơn.

♦ Bằng mắt thường có thể nhìn thấy rõ vai bị trật biến dạng, nhìn khác so với vai lành

♦ Vùng vai – cánh tay có tình trạng bị sưng, bầm tím hoặc cảm giác tê và yếu hơn bình thường.

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM & CÁCH CHỮA TRỊ SAI TRẬT KHỚP VAI Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

Mức độ nguy hiểm của sai trật khớp vai

Dù là người trẻ tuổi nhưng khi bị sai trật khớp vai không chữa trị sớm thì cũng dẫn đến nhiều biến chứng có hại, chẳng hạn như:

♦ Tổn thương thần kinh: đặc biệt là phần dây thần kinh mũ, không thể cử động được và mất cảm giác ở cơ bả vai

♦ Tổn thương mạch máu: tổn thương mạch ở phần nách, có thể bị tắc do tổn thương lớp áo giữa và trong. Có nhiều trường hợp bị rách thành bên do đứt gốc một nhánh hoặc bị co thắt.

♦ Tổn thương chóp xoay vai: chiếm 55% người bị trật khớp vai ra trước và tăng 80% với người trên 60 tuổi, gây nên những con đau kéo dài, cử động ngoài của vai bị yếu.

♦ Gãy xương kèm theo: khoảng 30% bệnh nhân bị trật khớp vai gãy xương kèm theo, bao gồm vỡ bờ ổ chảo, biến dạng chỏm xương cánh tay, gãy đầu trên xương cánh tay,…

Cách chữa trị sai trật khớp vai

Tùy vào tình trạng sai trật khớp vai là nặng hay nhẹ, vị trí trật như thế nào mà sẽ có các cách chữa trị tương ứng, cụ thể:

 Nắn vai: cách này thường áp dụng cho người bị trật khớp vai và tình trạng trật khớp ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ thực hiện nắn vai bị thương bằng thao tác nhẹ nhàng để đưa xương vai về vị trí ban đầu. Tùy vào tình trạng sưng đau mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau,…

♦ Phẫu thuật: phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp khớp vai và dây chằng yêu,  tình trạng trật khớp tái diễn nhiều lần. Thông thường sẽ áp dụng cách phẫu thuật nội soi, sử dụng dụng cụ chuyên biệt cùng máy quay nhỏ, đưa vào trong các khớp thông qua vết mổ.

♦ Cố định khớp: đây chính là phương pháp cố định để giữ cho khớp vai được ổn định trong vài tuần. Thời gian đeo đai cố định này còn tùy thuộc vào mức độ trật khớp của bạn.

►LỜI KHUYÊN

Khi phát hiện bị trật khớp vai, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hồng Cường khuyên bạn không nên tự ý xử lý tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế để được khám và áp dụng phương pháp phù hợp.

Bạn cần nhờ hạn chế cử động, lắc tay, xoay khớp hay nắn khớp,… Điều này sẽ tạo áp lực lên khớp, những dây chằng, dây thần kinh,… cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để giảm đau tại nhà, bạn có thể dùng đá lạnh chườm lên phần khớp vai bị trật. Sau khi được áp dụng các phương pháp cố định tại cơ sở y tế, bạn nên vận động nhẹ nhàng và thăm khám định kỳ để được kiểm tra kỹ hơn.

Sai trật khớp vai ở người trẻ tuổi: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị là những thông tin vừa được chia sẻ ở trên. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy khám để chữa trị sớm. Và nếu muốn được tư vấn thêm, bạn có thể nhấp vào >khung chat< ở dưới để được bác sĩ hỗ trợ!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.