Màng trinh nằm ở vị trí nào và được hình thành khi nào, ở đâu chắc hẳn là những câu hỏi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về cấu tạo và vị trí của màng trinh hay chưa? Nếu quan tâm đến vấn đề trên, hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu đúng hơn về màng trinh và các thông tin có liên quan khác.
Dựa trên cấu trúc giải phẫu, màng trinh được xem như một mô niêm mạc mỏng thuộc bộ phận sinh dục của nữ giới. Theo các chuyên gian, màng trinh nằm ở vị trí sau môi lớn và môi bé và cách cửa âm đạo khoảng từ 2 đến 3 cm. Với vị trí này, màng trinh như một “lá chắn” giúp phân chia âm đạo và âm hộ. Đây cũng chính là đáp án cho thắc mắc “màng trinh nằm ở vị trí nào trong âm đạo”.
Xét về cấu tạo, màng trinh khá mềm mại, có khả năng gấp nếp và co giãn. Màng trinh không có dây thần kinh và hầu như cũng không mang một chức năng sinh lý đặc biệt hay quan trọng nào.
Màng trinh bình thường sẽ có một hay nhiều lỗ nhỏ để giúp máu kinh có thể thoát ra ngoài trong những kỳ kinh nguyệt. Kích thước của các lỗ này sẽ không giống nhau ở các cô gái, có người chỉ hẹp và nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng cũng có thể giãn rộng đến hai ngón tay. Bên cạnh đó còn có dạng màng trinh không có lỗ nhưng không quá phổ biến. Tuy nhiên, đây được xem như một dị tật ở màng trinh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho các bạn nữ ở độ tuổi dậy thì và bắt đầu hành kinh.
Màng trinh của con gái xuất hiện khi nào? Thông thường, màng trinh ở các bé gái sẽ được hình thành từ khi mới sinh ra. Lúc này, có khá nhiều ý kiến cho rằng màng trinh như một tàn dư còn sót lại trong quá trình phôi thai phát triển chứ thực tế không có chức năng gì đặc biệt.
Khi còn trong bụng mẹ, màng trinh của các em bé gái sẽ hình thành sau âm đạo và được xem là phát triển hoàn chỉnh vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên trên thực tế, điều này không chính xác 100% thì vẫn có nhiều trường hợp các bé gái sinh ra không có màng trinh bẩm sinh, hoặc tình trạng nặng và hiếm gặp hơn là dị dạng sinh dục, không có âm đạo và màng trinh.
Hình dạng và độ dày, mỏng của màng trinh ở các bé gái sẽ được quyết định bởi nội tiết tố mà thai nhi nhận được từ mẹ trong quá trình mang thai. Ở trẻ em, đường kính lỗ màng trinh sẽ mở rộng thêm khoảng 1mm/năm. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, màng trinh sẽ được nuôi dưỡng bởi estrogen trong cơ thể, từ đó sẽ trở nên đàn hồi và co giãn hơn ban đầu.
Tất cả chúng ta đều biết rằng màng trinh hoàn toàn có thể bị rách do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây tác động đến màng trinh ở nữ giới chính là dùng cốc nguyệt san hoặc tampon khi đến tháng, dùng kẹp mỏ vịt khi khám phụ khoa, tập luyện và hoạt động thể chất quá mạnh, quan hệ tình dục,...
Thông thường, mặc dù màng trinh khá mềm và mỏng nhưng bạn không cần quá lo lắng vì việc té ngã thông thường hay tập thể thao, vận động cơ thể không thể nào làm màng trinh bị rách được. Trên thực tế, màng trinh chỉ có thể rách khi bị vật cứng chọc trực tiếp vào âm đạo mà thôi.
Như vậy, màng trinh rách trông như thế nào? Màng trinh rách thường sẽ có cấu trúc mô niêm mạc rời rạc nhau và các bạn nữ hoàn toàn có thể nhìn thấy được nếu dùng gương soi. Bên cạnh đó, khi màng trinh bị rách thường sẽ kèm theo một ít máu và gây ra cảm giác đau cho nữ giới.
Màng trinh và trinh tiết là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng đến nay vẫn có nhiều người còn nhầm lẫn. Màng trinh vốn dĩ là một phần nằm trong cơ quan sinh dục nữ, còn trinh tiết là một tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra và coi trọng.
Nhiều người xác định sự trinh tiết của các cô gái thông qua việc chảy máu khi quan hệ lần đầu tiên. Tuy nhiên, việc có máu hay không trong lần quan hệ đầu thực chất không thể phản ánh chính xác được mức độ trinh tiết của người phụ nữ. Trên thực tế, nhiều cô gái vẫn còn trinh tiết nhưng khi quan hệ lần đầu vẫn không chảy máu, đó có thể là do các nguyên nhân như sau:
► Các bạn nữ từ khi sinh ra đã không có màng trinh.
► Độ đàn hồi và co giãn của màng trinh tốt nên không rách khi quan hệ.
► Lỗ màng trinh có kích thước lớn hơn bình thường.
► Lượng máu khi rách màng trinh quá ít nên không thể nhìn thấy.
Thực tế, dấu hiệu của việc còn tinh trắng của một cô gái không thể dựa vào máu trinh khi quan hệ tình dục lần đầu hay màng trinh có rách hay không được. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu kiểm tra về vấn đề này, các chị em hoàn toàn có thể tìm đến những cơ sở y tế, phòng khám chuyên về các dịch vụ phụ khoa uy tín để nắm rõ về tình trạng màng trinh của bản thân. Ngoài ra, việc phục hồi màng trinh hiện nay là hoàn toàn có thể với các phương pháp vá trinh an toàn mà các chị em có thể cân nhắc và tham khảo.
Để có thể kiểm tra màng trinh một cách an toàn và chính xác nhất, chị em có thể lựa chọn Phòng khám Đa Khoa Hồng Cường - Một địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại 83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ được màng trinh nằm ở vị trí nào và sự khác biệt giữa màng trinh với tinh tiết. Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác và được giải đáp kịp thời các thắc mắc về sức khỏe, hãy gọi ngay đến số (028) 7307 0666 hoặc click vào Ô CHAT bên dưới để được tư vấn tận tình và miễn phí.